Triệu chứng suy thận độ 2
Suy thận độ 2 vẫn có thể điều trị khỏi được, điều quan trọnglà bạn cần phải phát hiện sớm bệnh và áp dụng cách điều trị đúng. Bài viết hômnay, chuabenhthaninfo xin chia sẻ những triệu chứng suy thận độ 2 để bạn có thểphát hiện sớm bệnh và nên làm gì khi phát hiện bệnh.
Triệu chứng suy thận độ 2
Bạn được chẩn đoán suy thận độ 2 khi:
· Chức năng thận bị mất từ 40 – 50%.
· Mức độ lọc máu của thận (GFR) giảm còn 60 – 89ml/phút.
Nhìn chung, suy thận độ 2 thường không có nhiều triệu chứngcụ thể nên rất khó phát hiện. Thông thường, bạn chỉ vô tình phát hiện mình bịsuy thận độ 2 khi làm các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh khác như đái tháo đường,huyết áp cao – hai nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.
Ở giai đoạn đầu, suy thận rất khó phát hiện, nhưng vẫn có mộtsố dấu hiệu mà bạn cần lưu ý:
· Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lầntrong ngày, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có lẫnmáu…
· Sưng phù ở bàn chân, bàn tay và mặt
· Ngứa, phát ban ở da
· Mệt mỏi, đau đầu
· Khó ngủ
· Thay đổi hơi thở và vị giác: Hơi thở nông hoặccó mùi, cảm thấy trong miệng có vị lạ, ăn uống không còn ngon miệng như trước.
Ngoài ra, bạn còn có thể phát hiện ra suy thận độ 2 thôngqua kết quả của một số xét nghiệm sau:
· Nồng độ creatinine trong máu cao hơn bình thường
· Có lẫn máu hoặc protein trong nước tiểu
· Xuất hiện hình ảnh thận bị tổn thương thông quachụp X-quang, chụp MRI, CT-scan hoặc siêu âm.
Nên làm gì khi phát hiện bị suy thận độ 2
Khi bị chẩn đoán suy thận độ 2, bạn nên thường xuyên làm cácxét nghiệm để đo nồng độ protein trong nước tiểu hoặc nồng độ creatinine trongmáu. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển bệnh. Ngoàira, bạn cũng nên chú ý đến việc xây dựng một lối sống khỏe mạnh để làm chậm sựtiến triển của suy thận. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:
1. Xây dựng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng
Ăn nhiều loại ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên cám), rauxanh và trái cây tươi
Chọn những thực phẩm ít chứa chất béo bão hòa và cholesterol
Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến chứa nhiều đường vàmuối
Bổ sung đủ lượng calo mà cơ thể cần mỗi ngày và tập thể dụcthường xuyên để duy trì cân nặng ở mức cho phép
Bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của chuyên gia
Hạn chế dùng các loại thực phẩm chứa nhiều kali (chuối, cam,khoai tây, rau chân vịt), đạm và phốt pho.
2. Kiểm soát huyết áp và lượng đường huyết
Bạn nên giữ huyết áp ở mức:
· 125/75 mmHg nếu bạn bị đái tháo đường
· 130/85 mmHg nếu bạn không bị đái tháo đường vàprotein niệu
· 125/75 mmHg nếu bạn bị protein niệu nhưng khôngbị đái tháo đường.
3. Xây dựng một lối sống khỏe mạnh, tránh căng thẳng
· Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
· Duy trì các hoạt động thường ngày hoặc làm nhữngđiều mình thích
· Nói chuyện với người thân, bạn bè nếu bạn cảm thấylo lắng về tình trạng sức khỏe của mình
· Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia.
4. Đi khám thường xuyên và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn
Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn và sinh hoạt, bạn cũng nên chú ý đến việcdùng thuốc và đi khám thường xuyên để theo dõi sát diễn tiến bệnh và có biệnpháp can thiệp kịp thời, nhằm kiểm soát tình trạng không tiến triển nặng hơn.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những triệu chứng suy thận độ 2giúp mọi người nhận biết sớm bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm những kiến thức vềsuy thận cấp độ 2 tại đây: http://chuabenhthan.info/benh-suy-than-do-2-la-gi-do-nguy-hiem-va-cach-chua-tot-nhat/